Chế độ liều của thuốc chống nôn trong kiểm soát tác dụng phụ gây nôn, buồn của thuốc điều trị ung thư

Phân loại thuốc chống nôn Thuốc Liều Một số lưu ý khi sử dụng
Kháng 5-HT3 Dolasetron Một lần 100 mg tĩnh mạch hoặc 200 mg uống +     Hiệu quả của đường uống và đường tiêm như nhau

+     Hiệu quả của liều đơn và đa liều như nhau trong kiểm soát nôn cấp

+     Không thực sự hiệu quả trong kiểm soát nôn muộn

+     Độc tính trên tim: Kéo dài khoảng QT hoặc PR

+     Liều đơn tĩnh mạch tối đa của ondansetron là 16 mg

Granisetron HEC: một lần 1-3 mg tĩnh mạch hoặc 2 mg uống

MEC: một lần 1 mg tĩnh mạch hoặc 2 mg uống

Ondansetron HEC: 1-4 liều 8 mg tĩnh mạch hoặc 2-3 liều 8 mg uống

MEC: một liều 8 mg tĩnh mạch hoặc 2 liều 8 mg uống

Palonosetron Một liều 0,25 mg tĩnh mạch +     Hiệu quả hơn các thuốc kháng 5-HT3 thế hệ I.

+     Lựa chọn trong phác đồ 3 thuốc không chứa thuốc kháng NK để dự phòng nguy cơ nôn cao và trung bình

+     Sau khi dùng palonosetron, các thuốc kháng 5-HT3 thế hệ 1 có ít vai trò trong việc kiểm soát nôn muộn

Kháng NK-1 Aprepitant HEC: Ngày 1 (125 mg uống), ngày 2 và 3 (80 mg uống)

MEC: như HEC, từ chu kỳ 1 cho AC hoặc khi nhiều yếu tố nguy cơ tồn tại

 
Fosaprepitant Ngày 1: 115 mg tĩnh mạch, ngày 2 và ngày 3: 80 mg uống
Glucocorticoid Dexamethason Khi phối hợp kháng NK1:

HEC: Ngày 1 (12 mg tĩnh mạch hoặc uống), ngày 2-4 (8 mg tĩnh mạch hoặc uống)

MEC: Ngày 1(12 mg tĩnh mạch hoặc uống), ngày 2-3 (8 mg tĩnh mạch hoặc uống) đối với phác đồ nôn muộn

Khi không phối hợp kháng NK1:

HEC: Ngày 1 (20 mg tĩnh mạch hoặc uống), ngày 2-4 (8 mg tĩnh mạch hoặc uống, 2 lần mỗi ngày)

MEC: Ngày 1 (8mg tĩnh mạch hoặc uống), ngày 2-3 (8 mg tĩnh mạch hoặc uống 2 lần mỗi ngày) đối với phác đồ nôn muộn

+    Hiệu quả rõ ràng trong kiểm soát nôn cấp và nôn muộn

+    Có thể giảm liều hoặc không dùng nếu phác đồ đã chứa steroid

+    Bệnh nhân không dung nạp dexamethason, có thể thay thế bằng olanzapin

+    Thận trọng với nguy cơ tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường

  Olanzapin 10mg/ngày (5mg/ngày với bệnh nhân có gặp nhiều tác dụng phụ) +    Phác đồ phối hợp 3 thuốc hoặc 4 thuốc cho nguy cơ nôn cao và trung bình

+    Hiệu quả hơn metoclopramid trong kiểm soát nôn bộc phát

+    Tác dụng phụ: ức chế thần kinh trung ương, kéo dài khoảng QT

+    Thận trọng ở người cao tuổi, người suy nhược

+    Thận trọng khi kê cùng haloperidol hay metoclopramid

+    Chống chỉ định phối hợp với benzodiazepin

  Metoclopramid 10 – 20 mg mỗi 6 giờ +    Tác dụng phụ: gây rối loạn vận động, kéo dài khoảng QT, tăng nhu động ruột

+    Tránh dùng đồng thời với olanzapin, phenothiazin, haloperidol

+    Thận trọng: bệnh nhân cao tuổi, cơ thể suy nhược

Chú thích:

HEC: hóa trị gây buồn nôn/nôn tỷ lệ cao; MEC: hóa trị gây buồn nôn/nôn tỷ lệ trung bình

AC: anthracyclin và cyclophosphamid

 Tài liệu kham khảo

Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm theo Quyết định số 3809/QĐ-BYT ngày 27/08/2019

Read Previous

Các thuốc hỗ trợ trong điều trị đau và cách sử dụng

Read Next

Liều tham khảo một số opioid

Most Popular