Phân loại thuốc chống nôn | Thuốc | Liều | Một số lưu ý khi sử dụng |
Kháng 5-HT3 | Dolasetron | Một lần 100 mg tĩnh mạch hoặc 200 mg uống | + Hiệu quả của đường uống và đường tiêm như nhau
+ Hiệu quả của liều đơn và đa liều như nhau trong kiểm soát nôn cấp + Không thực sự hiệu quả trong kiểm soát nôn muộn + Độc tính trên tim: Kéo dài khoảng QT hoặc PR + Liều đơn tĩnh mạch tối đa của ondansetron là 16 mg |
Granisetron | HEC: một lần 1-3 mg tĩnh mạch hoặc 2 mg uống
MEC: một lần 1 mg tĩnh mạch hoặc 2 mg uống |
||
Ondansetron | HEC: 1-4 liều 8 mg tĩnh mạch hoặc 2-3 liều 8 mg uống
MEC: một liều 8 mg tĩnh mạch hoặc 2 liều 8 mg uống |
||
Palonosetron | Một liều 0,25 mg tĩnh mạch | + Hiệu quả hơn các thuốc kháng 5-HT3 thế hệ I.
+ Lựa chọn trong phác đồ 3 thuốc không chứa thuốc kháng NK để dự phòng nguy cơ nôn cao và trung bình + Sau khi dùng palonosetron, các thuốc kháng 5-HT3 thế hệ 1 có ít vai trò trong việc kiểm soát nôn muộn |
|
Kháng NK-1 | Aprepitant | HEC: Ngày 1 (125 mg uống), ngày 2 và 3 (80 mg uống)
MEC: như HEC, từ chu kỳ 1 cho AC hoặc khi nhiều yếu tố nguy cơ tồn tại |
|
Fosaprepitant | Ngày 1: 115 mg tĩnh mạch, ngày 2 và ngày 3: 80 mg uống | ||
Glucocorticoid | Dexamethason | Khi phối hợp kháng NK1:
HEC: Ngày 1 (12 mg tĩnh mạch hoặc uống), ngày 2-4 (8 mg tĩnh mạch hoặc uống) MEC: Ngày 1(12 mg tĩnh mạch hoặc uống), ngày 2-3 (8 mg tĩnh mạch hoặc uống) đối với phác đồ nôn muộn Khi không phối hợp kháng NK1: HEC: Ngày 1 (20 mg tĩnh mạch hoặc uống), ngày 2-4 (8 mg tĩnh mạch hoặc uống, 2 lần mỗi ngày) MEC: Ngày 1 (8mg tĩnh mạch hoặc uống), ngày 2-3 (8 mg tĩnh mạch hoặc uống 2 lần mỗi ngày) đối với phác đồ nôn muộn |
+ Hiệu quả rõ ràng trong kiểm soát nôn cấp và nôn muộn
+ Có thể giảm liều hoặc không dùng nếu phác đồ đã chứa steroid + Bệnh nhân không dung nạp dexamethason, có thể thay thế bằng olanzapin + Thận trọng với nguy cơ tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường |
Olanzapin | 10mg/ngày (5mg/ngày với bệnh nhân có gặp nhiều tác dụng phụ) | + Phác đồ phối hợp 3 thuốc hoặc 4 thuốc cho nguy cơ nôn cao và trung bình
+ Hiệu quả hơn metoclopramid trong kiểm soát nôn bộc phát + Tác dụng phụ: ức chế thần kinh trung ương, kéo dài khoảng QT + Thận trọng ở người cao tuổi, người suy nhược + Thận trọng khi kê cùng haloperidol hay metoclopramid + Chống chỉ định phối hợp với benzodiazepin |
|
Metoclopramid | 10 – 20 mg mỗi 6 giờ | + Tác dụng phụ: gây rối loạn vận động, kéo dài khoảng QT, tăng nhu động ruột
+ Tránh dùng đồng thời với olanzapin, phenothiazin, haloperidol + Thận trọng: bệnh nhân cao tuổi, cơ thể suy nhược |
|
Chú thích:
HEC: hóa trị gây buồn nôn/nôn tỷ lệ cao; MEC: hóa trị gây buồn nôn/nôn tỷ lệ trung bình AC: anthracyclin và cyclophosphamid |
Tài liệu kham khảo
Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm theo Quyết định số 3809/QĐ-BYT ngày 27/08/2019